Hầu hết, khi doanh nghiệp đã tiến hành hoạt động kinh doanh thì cần phải có một lượng tài sản nhất định. Đây là yếu tố cốt lõi để thực hiện hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ của tổ chức. Từ đó, nó mang đến nguồn thu nhập cần thiết thế để chi trả chi phí đã bỏ ra. Đồng thời giúp cho chủ sở hữu có thêm được nguồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, vì trong một doanh nghiệp sở hữu nhiều loại tài sản khác nhau nên lợi nhuận từ đó mà cũng sinh ra khác nhau. Do đó, việc phân tích khả năng sinh lời sẽ cho nhà đầu tư nắm bắt được tiềm năng phát triển của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Từ đó giúp bạn có quyết định đúng đắn trong quá trình tham gia đầu tư. Nào, còn chần chừ gì nữa, cùng UEZ Markets tìm hiểu vấn đề này trong nội dung dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Khả năng sinh lời là gì?
Về khái niệm, khả năng sinh lời là một thuật ngữ nói về một con số thể hiện cho khả năng tạo ra lợi nhuận của một tổ chức. Cụ thể, đây được xem là công cụ để giúp nhà đầu tư có góc nhìn rõ ràng nhất về khả năng sử dụng tài sản để mang về doanh thu của một doanh nghiệp. Do đo, để xác định được khả năng sinh lời của một doanh nghiệp thì bạn cần phải theo dõi trong một thời gian dài và giả sử các điều kiện hoạt động của doanh nghiệp đó là không thay đổi.
Trong thực tế, khả năng sinh lời hay được nhà đầu tư gọi là khả năng sinh lãi. Đây là thông số nói lên khả năng một doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng đến đâu sau khi đã thanh toán hết những khoản chi phí và các khoản thuế trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó, để phân tích được khả năng sinh lời, đòi hỏi nhà đầu tư không chỉ thường xuyên cập nhật thông tin về doanh nghiệp mà còn phải có một quy trình phân tích khả năng sinh lời cụ thể. Từ đó, giúp người tham gia đầu tư đưa được quyết định đúng đắn nhất.
2. Quy trình phân tích khả năng sinh lợi
Tương tự như các nội dung chúng tôi đã phân tích trước đó, quy trình phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng được chia thành 3 bước. Dưới đây là tổng quan quy trình phân tích khả năng sinh lời dành cho bạn.
Bước 1: Đánh giá tổng quan về khả năng sinh lời
Để xác định được chỉ số khả năng sinh lời một cách tổng quan, nhà đầu tư phải tính ra được giá trị của các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời như: Tỷ suất lợi nhuận của từng đối tượng tài sản hay mức sinh lợi của doanh nghiệp,… Sau khi tính xong, nhà đầu tư tiến hành so sánh chỉ số này với chỉ số của kỳ gốc. Đồng thời, bạn cũng cân so sánh với các chỉ số của bình quân ngành kinh doanh để thấy được những biến động rõ nét về quy mô tiềm năng tăng trưởng và nhịp điệu tăng trưởng của ngành.
Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Đây là bước mà nhà đầu tư có thể sử dụng một số kỹ thuật liên quan để loại từ những doanh nghiệp không phù hợp để đầu tư. Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời ở bước 1, nhà đầu tư kết hợp kỹ thuật mô hình Dupont và kỹ thuật loại trừ cơ bản để nhìn rõ được sự ảnh hưởng của từng nhân tố tứ kỳ phân tích đến kỳ gốc thông qua việc so sánh. Từ đây, bạn sẽ nắm bắt được các thông tin về các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.
Bước 3: Tổng hợp nhân tố tác động, rút ra kết luận và đưa ra kiến nghị
Sau khi chọn lọc được các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nhà đầu tư tiến hành đưa ra các thông tin nhận xét về tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở đó, bạn sẽ là người chỉ rõ các nguyên nhân gây ra tác động và đưa ra các kiến nghị cũng như các giải pháp mà doanh nghiệp đang gặp phải. Từ đó, giúp doanh nghiệp cải thiện được khả năng tạo ra lợi nhuận của mình.
3. Các bước phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Phân tích khả năng sinh lời nói chung và phân tích khả năng sinh lời theo từng loại tài sản nói riêng đều phải tuân thủ các quy tắc về mặt thời gian và phương pháp sử dụng. Từ các bước khái quát bên trên, chúng tôi sẽ hướng dẫn nhà đầu từ phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp theo các bước chi tiết như sau:
Bước 1: Đánh giá tổng quan về khả năng sinh lời
Để xác định khái quát về khả năng sinh lời của tổng tài sản ta thực hiện bằng cách tính và so sánh các chỉ số của thông số ROA giữa kỳ gốc, kỳ phân tích và kỳ bình quân của các đối thủ cạnh thành hoặc bình quân ngành. Cụ thể, kết quả của giá trị mà bạn tính ra sẽ được giải thích như sau:
- Nếu giá trị của ROA tăng thì khả năng sinh lời trên tổng tài sản cao và ngược lại. Từ đó bạn sẽ nhận xét được doanh nghiệp đó đang tận dụng tốt tài sản để tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, có một số trường hợp vào đặc điểm của ngành kinh doanh như: ngành công nghiệp nặng, ngành cao su và ngành khai thác khoáng sản thì giá trị chỉ số ROA thường sẽ thấp. Nguyên nhân là vì các ngành này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư và tài sản bỏ ra rất lớn. Do đó, khi phân tích các ngành trên thì nhà đầu tư nên chú ý nhé!
- Chỉ tiêu ROA sẽ rất hữu ích cho nhà đầu tư khi xem xét khả năng sinh lời của một tổ chức theo thời gian. Cụ thể, khi so sánh với các trị số của bình quân ngành thì bạn sẽ nắm bắt được sự gia tăng hay sụt giảm về khả năng sinh lời trên tài sản của một doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể sử dụng chỉ tiêu này để tìm ra được ngành đang có tiềm năng tăng trưởng cao nhất. Từ đó, bạn có thể so sánh và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.
Bước 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của khả năng sinh lợi trên tổng tài sản bằng công cụ Dupont kết hợp phương pháp loại trừ
Để nắm bắt được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của khả năng sinh lời từ kỳ gốc đến kỳ phân tích bạn nên tận dụng tính năng đặc biệt của công cụ Dupont. Từ những trị số trước đó, công cụ này sẽ được ra những đáp án cụ thể với kỹ thuật so sánh chênh lệch. Theo đó, khi quy đổi công thức tính của ROA vào hệ thống Dupont về dạng [8.26]. Nhà phân tích sẽ tiến hành sắp xếp lại các nhân tố theo phương pháp loại trừ theo công thức:
ROA = TAT x ROS
Tại đây, các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của kỳ phân tích bà kỳ gốc sẽ được công cụ Dupont loại trừ theo sự chênh lệch từ cao xuống thấp. Cụ thể, nó được giải thích như sau:
- Nếu trường hợp phân tích khả năng sinh lời theo nhân tố TAT: (TAT1 – TAT0) x ROS0
- Nếu trường hợp phân tích khả năng sinh lời theo nhân tố ROS: TAT1 x (ROS1 – ROS0)
Trong đó: ROS0, ROS1 là giá trị thể hiện sức sinh lợi của doanh thu thuần của kỳ gốc và kỳ phân tích. Còn TAT0, TAT1 là trị số thể hiện số lần luân chuyển của tài sản trong kỳ gốc và kỳ phân tích.
Bước 3: Tổng hợp nhân tố tác động, rút ra kết luận và đưa ra kiến nghị
Sau khi có được kết quả phân tích, nhà đầu tư tổng hợp lại các nhân tố lại và tiến hành đưa ra nhận định. Đây là bước tùy thuộc vào nguồn vốn cũng như tư duy của nhà đầu tư. Do đó, mỗi nhà đầu tư sẽ có một quyết định đầu tư khác nhau. Ngoài ra, ở bước này một số nhà phân tích sẽ chỉ một số điểm hạn chế và các nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp chưa thực sự tận dụng tốt nguồn vốn và tài để tạo ra lợi nhuận. Từ đó, cải thiện được tình trạng này và giúp cho doanh nghiệp trụ lâu hơn trên thị trường.
Bên trên là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn về vấn đề phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó, nếu muốn tìm hiểu thêm các kiến thức về tài chính – chứng khoán thì hãy tham khảo các bài viết khác của UEZ Markets nhé!
Thông tin liên hệ:
- UEZ Markets Việt Nam
- 1040 Quang Trung, Phường 8, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Website: https://uezmarket.io/
- Fanpage: https://www.facebook.com/uezmarket.io
- Lãi Suất Kép Là Gì? Công Thức Tính Lãi Kép Chuẩn Nhất - 14 Tháng ba, 2023
- Tháp Tài Sản Là Gì? Kinh Nghiệm Quản Trị Tài Chính Thành Công - 14 Tháng ba, 2023
- Đầu Tư Lướt Sóng Là Gì? Các Rủi Ro Mà Nhà Đầu Tư Gặp Phải - 14 Tháng ba, 2023