Thị Trường Tài Chính Là Gì? Chức Năng Và Vai Trò

thị trường tài chính là gì

Mặc dù đã tiếp xúc nhiều với thị trường tài chính, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thị trường tài chính là gì, thậm chí một số người còn nhầm lẫn thị trường tài chính với thị trường mua bán. Vậy, thị trường tài chính là gì? Chức năng và vai trò của thị trường tài chính? Hãy cùng UEZ Markets tìm kiếm câu trả lời qua bài viết được chia sẻ dưới đây!

1. Khái niệm thị trường tài chính là gì?

Theo Wikipedia, Thị trường tài chính là thị trường mà tại đó, mọi người cùng các thể chế được phép trao đổi, giao dịch mua bán các loại chứng khoán tài chính, hàng hóa và những món giá trị có thể thay thế khác với chi phí giao dịch thấp và tại mức giá được quyết định bởi quy luật cung – cầu của thị trường. Trong đó, chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, còn hàng hóa sẽ là kim loại quý hay hàng hóa nông nghiệp.

thị trường tài chính là gì

Hiểu theo cách đơn giản hơn thì thị trường tài chính sẽ là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán quyền sử dụng các khoản vốn thông qua các phương thức giao dịch cùng công cụ tài chính nào đó. Trong đó, các khoản vốn chính là những đối tượng được mua bán trên thị trường tài chính. 

Tiếng anh, thị trường tài chính được gọi là “Financial Market”. Tùy thuộc các tiêu chí khác nhau mà thị trường tài chính cũng được phân thành nhiều loại gồm: 

  • Căn cứ vào công cụ tài chính trên thị trường: Thị trường nợ, thị trường chứng khoán.
  • Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn: Thị trường tiền tệ (thời gian luân chuyển không quá 1 năm), thị trường vốn (thời gian luân chuyển trên 1 năm).
  • Căn cứ vào hình thức phát hành: Thị trường sơ cấp (thị trường phát hành chứng khoán đầu tiên), thị trường thứ cấp (thị trường giao dịch mua đi bán lại chứng khoán).

2. Chức năng và vai trò thị trường tài chính

Dưới đây là chức năng và vai trò cơ bản của thị trường tài chính:

2.1 Chức năng

5 chức năng cơ bản của thị trường tài chính sẽ là:

1. Chức năng kinh tế nòng cốt trong việc chuyển vốn từ người đang có dư vốn (chi tiêu ít hơn thu nhập) tới những người đang thiếu vốn (muốn chi tiêu nhiều hơn thu nhập). Trong đó:

  • Thị trường tài chính trực tiếp là nơi các chủ thể có vốn nhàn rỗi chuyển vốn trực tiếp cho chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn thông qua việc mua các tài sản tài chính trực tiếp mà chủ thể cần vay phát hành trên thị trường tài chính. 
  • Thị trường tài chính gián tiếp cho phép người cho vay giao dịch với người đi vay một cách gián tiếp thông qua các trung gian tài chính bao gồm ngân hàng, quỹ tín dụng…
Đọc thêm:   Chỉ Số ROE Trong Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp

2. Thị trường tài chính thể hiện thông qua việc hình thành giá của các tài sản tài chính trên thị trường.

thị trường tài chính là gì

3. Thị trường tài chính có chức năng tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính. Nếu như thiếu đi tính thanh khoản, các nhà đầu tư buộc phải nắm giữ tài sản tài chính cho đến khi đáo hạn hoặc công ty phát hành tự nguyện thu hồi (đối với cổ phiếu). Trong trường hợp công ty không tự nguyện thu hồi, nhà đầu tư phải chờ thanh lý tài sản. Hiện nay, tất cả các thị trường tài chính đều có tính thanh khoản nhưng mức độ sẽ không giống nhau. 

4. Thị trường tài chính giúp các chủ thể tham gia vào thị trường giảm thiểu chi phí tìm kiếm và chi phí thông tin. 

  • Nói một cách dễ hiểu thì người mua và người bán phải nhận diện được nhau thì mới có thể phát sinh giao dịch. Tuy nhiên, điều này khiến họ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. 
  • Ngoài ra, khi đầu tư, nhà đầu tư cũng cần nắm rõ thông tin về giá trị đầu tư, khối lượng cũng như tính chắc chắn của dòng tiền kỳ vọng. 
  • Nhờ có thị trường tài chính mà người mua và người bán có thể gặp được nhau một cách dễ dàng. Song song với đó, đây cũng là nơi cung cấp đầy đủ và công khai các thông tin cần thiết. Qua đó, nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư sinh lợi và giảm thiểu chi phí cho những chi phí kể trên.

5. Thị trường tài chính có chức năng ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ trên thị trường. 

  • Thị trường tài chính có khả năng nâng cao năng suất hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời cải thiện mức sống của người tiêu dùng bằng cách giúp họ chọn được thời điểm mua sắm tốt nhất. 
  • Như vậy, thị trường tài chính hoạt động hiệu quả thì đời sống kinh tế của con người trong xã hội cũng được cải thiện đáng kể.

2.2 Vai trò 

Thị trường tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của những chủ thể cùng tham gia vào thị trường. Cụ thể là: 

thị trường tài chính là gì
  • Thu hút, huy động nguồn tài chính trong nước và người nước, đồng thời khuyến khích, thúc đẩy hoạt động tiết kiệm và đầu tư cho các chủ thể.
  • Góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tài chính.
  • Thực hiện những chính sách tài chính, tiền tệ của quốc gia. 

3. Cấu trúc cơ bản thị trường tài chính

Cấu trúc cơ bản của thị trường tài chính sẽ gồm:

3.1 Thị trường tiền tệ

Đây là một bộ phận trong thị trường tài chính mà tại đó chỉ diễn ra giao dịch mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn. Như vậy, thị trường này sẽ có thời gian luân chuyển vốn không vượt quá 1 năm.

Đọc thêm:   Bí Quyết Phân Tích Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp

Các chủ thể đi vay trên thị trường tiền tệ là những người thiếu hụt tiền tệ tạm thời để phục vụ cho các nhu cầu thanh toán. Vì thế, thông qua giao dịch mua bán quyền sử dụng vốn ngắn hạn, thị trường tiền tệ sẽ cung ứng một khoản tiền tệ cho những chủ thể cần vốn nhằm thỏa mãn nhu cầu thanh toán cho họ.

Những chủ thể cho vay sẽ là những người tạm thời có một nguồn vốn nhàn rỗi nên họ sẽ thông qua hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn nhàn rỗi đó trong khoảng thời gian ngắn để hưởng lấy phần lãi cho mình. 

thị trường tài chính là gì

Tuy nhiên, vì đây là hình thức đầu tư với thời gian ngắn và mang tính nhất thời nên thứ nhà đầu tư quan tâm nhất sẽ là sự an toàn, tính thanh khoản thay vì mức lãi. Vì thế mà thị trường tiền tệ sẽ có các hình thức đầu tư mang tính an toàn cao, nhưng mức lợi tức lại không mấy hấp dẫn. 

Đặc trưng của thị trường tiền tệ:

  • Thời gian luân chuyển vốn dưới 1 năm, tính thanh khoản cao, rủi ro thấp và độ ổn định được đảm bảo.
  • Hoạt động chủ yếu là hoạt động tín dụng và giá cả được thể hiện qua lãi suất tín dụng của ngân hàng.
  • Công cụ tài chính của thị trường tiền tệ: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, kỳ phiếu, khế ước, chứng chỉ gửi tiền…
  • Cấu trúc của thị trường tiền tệ: thị trường liên ngân hàng, thị trường tín dụng, thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán ngắn hạn.

3.2 Thị trường vốn

Thị trường vốn là thị trường mà tại đó diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán công cụ tài chính trong trung và dài hạn. Như vậy, thị trường này sẽ có thời gian luân chuyển vốn từ 1 năm trở lên. 

Thị trường vốn sẽ cung cấp vốn cho chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình có khoản đầu tư dài hạn. Thị trường này có thời gian luân chuyển dài hạn, nên mức lợi tức kỳ vọng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là mức độ rủi ro sẽ gia tăng và tính thanh khoản cũng kém đi. 

Thị trường tiền tệ hình thành trước và sau khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vốn dài hạn gia tăng thì thị trường vốn mới ra đời. Bên cạnh huy động vốn dài hạn từ định chế tài chính trung gian, còn có một hình thức huy động phổ biến khác là phát hành chứng khoán.

Đặc trưng của thị trường vốn:

  • Thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm, tính thanh khoản thấp, rủi ro cao.
  • Lợi tức kỳ vọng cao.
  • Công cụ tài chính: cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ.
  • Cấu trúc thị trường vốn: thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng dài hạn. 
Đọc thêm:   Đầu Tư Tài Chính 4.0 Là Gì? Các Kênh Đầu Tư Tài Chính Online

3.3 Cấu thành của thị trường tài chính

Cấu thành nên thị trường tài chính sẽ bao gồm:

  • Người sử dụng cuối cùng: Các doanh nghiệp, cá nhân cần vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua các định chế tài chính trung gian tại thị trường tài chính, họ có thể huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau. Sau khi có nguồn vốn, họ sẽ dùng nó để tạo ra lợi nhuận, nhưng đồng thời họ cũng cần phải thực hiện các nghĩa vụ vay nợ của mình.
  • Định chế tài chính trung gian: bao gồm các tổ chức nhận ký gửi và các tổ chức không nhận ký gửi. Trong đó, tổ chức nhận ký gửi (các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng…) sẽ nhận tiền gửi và đem cho những ai cần vốn vay, một phần đem đầu tư chứng khoán và nhận về khoản thu nhập gồm: tiền lãi vay, tiền lãi đầu tư chứng khoán và phí dịch vụ. Còn các tổ chức không nhận ký gửi sẽ bao gồm các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí…
  • Nhà đầu tư: Là những người bỏ vốn ra để đầu tư vào các dự án, kế hoạch với mục đích sinh lời. Trong lĩnh vực tài chính, họ là thành phần tạo nên nguồn vốn cho các doanh nghiệp, là người gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc mua chứng khoán… 

Bên trên là toàn bộ những nội dung liên quan đến thị trường tài chính mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi thị trường tài chính là gì và mang đến những thông tin thú vị, bổ ích. Cảm ơn bạn đã đón đọc!

Thông tin liên hệ:

Robert Phạm Vinh
Theo dõi tôi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *