Để bóc tách mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, nhà phân tích thường sẽ sử dụng mô hình Dupont. Mặc dù mô hình Dupont hỗ trợ nhà phân tích rất nhiều trong việc so sánh hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của các doanh nghiệp với nhau, nhưng không phải là nó không tồn tại bất cứ hạn chế nào. Vậy, mô hình Dupont là gì? Ưu nhược điểm và công thức tính phương trình Dupont? Hãy cùng UEZ Markets tìm hiểu cụ thể tại đây!
Mục Lục
1. Mô hình phân tích tài chính Dupont là gì?
Mô hình Dupont (Dupont Analysis) là một kỹ thuật phân tách các động lựa khác nhau của lợi tức dựa trên ROE (Return on Equity)- vốn chủ sở hữu. Mô hình Dupont được phát triển bởi Donaldson Brown vào năm 1920 và cho đến hiện tại, đây vẫn đang là một mô tình được ứng dụng rộng rãi trong phân tích tài chính trên thế giới.
Nói một cách đơn giản thì mô hình Dupont sẽ được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp nào đó dựa trên các chỉ số tài chính quan trọng. Trong đó, phân tích Dupont chủ yếu sẽ xoay quanh tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).
ROE là một chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá năng lực sử dụng vốn của một doanh nghiệp. Thông qua đó, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về các chỉ số tài chính có ảnh hưởng đến ROE của doanh nghiệp.
Nhờ có mô hình Dupont, các nhà đầu tư có thể tập trung vào những chỉ số tài chính trọng yếu để xác định điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp nào đó. Đặc biệt là khi muốn so sánh hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của hai doanh nghiệp cùng ngành, bạn có thể sử dụng mô hình trên để đưa ra lựa chọn đầu tư tối ưu nhất.
2. Công thức tính mô hình Dupont?
Để tính toán mô hình Dupont, nhà đầu tư cần nắm được công thức tính ROE của một doanh nghiệp.
2.1 Công thức
Các công thức tính ROE cụ thể sẽ là:
- ROE = Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu
- ROE = (Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản) x (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu).
- ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
- ROE = (Lợi nhuận ròng/Doanh thu) x (Doanh thu/Tổng tài sản) x (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu)
- ROE = Hệ số lợi nhuận ròng x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính.
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế – Earning: Nếu như doanh nghiệp có công ty con, thì lợi nhuận sau thuế là tổng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ.
- Vốn chủ sở hữu bình quân – Equity: Tổng số vốn của cổ đông (bao gồm cả lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, vốn điều lệ…)
2.2 Các chỉ số chính ảnh hưởng đến ROE
Qua công thức trên, có thể thấy rằng, ROE sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tỷ suất lợi nhuận ròng:
Công thức: Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu
Diễn giải: Tỷ suất lợi nhuận ròng cho biết trên một đồng doanh thu, doanh nghiệp có được bao nhiêu phần lợi nhuận. Khi tỷ số này tăng, chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang hoạt động tốt, cũng có thể là do có áp dụng chiến lược kiểm soát chi phí hoặc tăng giá bán sản phẩm, dịch vụ.
- Vòng quay tài sản
Công thức: Vòng quay tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản
Diễn giải: Vòng quay tài sản cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quát nhất về tình hình sử dụng tài sản thực tế của doanh nghiệp. Khi chỉ số này tăng, cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tăng trưởng doanh thu từ số tài sản đang sở hữu.
- Đòn bẩy tài chính
Công thức: Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu bình quân
Diễn giải: Đây là chỉ số thể hiện mối tương quan giữa tổng tài sản với nguồn vốn trung bình. Khi chỉ số này tăng, tức là doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn vay bên ngoài để mở rộng kinh doanh.
3. Ưu, nhược điểm của mô hình Dupont là gì?
Cùng tìm hiểu những ưu – nhược điểm của mô hình Dupont tại đây:
3.1 Ưu điểm
Không phải ngẫu nhiên mà mô hình Dupont được ứng dụng rộng rãi trong phân tích tài chính đến vậy, mà nguyên nhân đến từ những ưu điểm sau:
- Đơn giản, dễ áp dụng
Dupont là một mô hình tính toán đơn giản và dễ áp dụng. Thông qua đó, nhà đầu tư có thể tiếp cận thêm các yếu tố cơ bản về những chỉ số có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
Phương trình Dupont được sử dụng để đánh giá các bộ phận ảnh hưởng và cấu thành nên chỉ số ROE của một doanh nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư có thể xác định được hoạt động tài chính nào đang đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thay đổi trong ROE. Đồng thời, các nhà quản lý cũng có thể thông qua Dupont để xác định điểm mạnh, điểm yếu và hướng khắc phục trong tương lai.
- Xác định thước đo tài chính để thúc đẩy ROE
Thông qua mô hình Dupont, bạn có thể xác định 3 thước đo tài chính thúc đẩy ROE tăng trưởng, bao gồm: hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động và đòn bẩy tài chính, từ đó đưa ra các hướng đi phù hợp.
- Xác định yếu tố nào tác động lớn nhất đến thay đổi trong ROE
Mô hình Dupont giúp nhà phân tích chia ROE thành các thành phần cấu thành nên nó để xác định được yếu tố nào có vai trò quyết định đến sự thay đổi trong ROE. Từ đó, các nhà đầu tư hoặc chính doanh nghiệp có thể thu hẹp phạm vi và tập trung theo dõi sâu các chỉ số đó.
- Nhận biết sự khác nhau trong tỷ lệ vòng quay tài sản giữa các nhóm ngành
Chỉ số vòng quay tài sản sẽ có sự khác biệt giữa các nhóm ngành. Một cửa hàng nhỏ lẻ với vẫn có thể tạo nên doanh thu từ tài sản của mình với tỷ suất lợi nhuận nhỏ, đồng thời, tỷ lệ luân chuyển tài sản cũng cao. Trong khi đó, một công ty tiện ích lớn sở hữu tài sản cố định cao hơn so với doanh thu sẽ khiến tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều, nhất là khi so với công ty bán lẻ.
- Giúp nhà đầu tư so sánh 2 doanh nghiệp tương tự nhau
Mô hình Dupont sẽ cực kỳ hữu ích trong việc so sánh 2 công ty có điểm tương đồng với nhau. Thông qua đó, nhà đầu tư có thể phân tích được doanh nghiệp nào tiềm năng hơn để đầu tư vào doanh nghiệp đó.
- Hỗ trợ phân tách các động lực khác nhau của ROE
Bằng việc phân tách các động lực của lợi tức trên vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể xác định các hoạt động tài chính ảnh hưởng lớn nhất đến sự thay đổi của ROE. Từ đó, nhà đầu tư có thể so sánh hiệu quả của 2 công ty tương tự với nhau.
- Là cơ sở để nhà quản lý thực hiện những thay đổi
Mô hình Dupont có thể trở thành cơ sở để thuyết phục nhà quản lý thay đổi, cải tổ lại hoạt động kinh doanh dựa trên tình hình thực tế của công ty.
3.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, mô hình Dupont còn tồn tại một số nhược điểm nhất định như:
- Thiếu độ tin cậy và độ linh hoạt
Độ tin cậy của mô hình Dupont là không hoàn toàn cao. Bởi vì Dupont sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các số liệu tài chính, kế toán cơ bản và những giải thuyết đầu vào
- Thiếu chi phí vốn
Có thể thấy rằng, các chỉ số trong mô hình Dupont vẫn còn thiếu chi phí vốn, trong khi đây lại là một trong những chỉ số quan trọng của tài chính. Và điều này có thể làm ảnh hưởng đến đánh giá, nhận xét tổng quan của người phân tích.
Bên trên là những thông tin liên quan đến mô hình Dupont như: khái niệm, công thức, ưu điểm và nhược điểm. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và đem lại cho bạn những kiến thức hay ho, thú vị. Ngoài ra, đừng quên theo dõi UEZ Markets để cập nhật các kiến thức tài chính mới nhất nhé!
- Lãi Suất Kép Là Gì? Công Thức Tính Lãi Kép Chuẩn Nhất - 14 Tháng ba, 2023
- Tháp Tài Sản Là Gì? Kinh Nghiệm Quản Trị Tài Chính Thành Công - 14 Tháng ba, 2023
- Đầu Tư Lướt Sóng Là Gì? Các Rủi Ro Mà Nhà Đầu Tư Gặp Phải - 14 Tháng ba, 2023