Trái phiếu là một loại chứng khoán rất được ưa chuộng hiện nay bởi khả năng mang lại khoản thu nhập đều đặn cho trái chủ. Vậy, trái phiếu là gì? Có bao nhiêu loại trái phiếu? Cùng UEZ Markets tìm hiểu cụ thể qua bài viết được chia sẻ dưới đây!
1. Trái phiếu là gì?
Trái phiếu (trong tiếng Anh là Bonds) là một loại chứng khoán được phát hành bởi các tổ chức, doanh nghiệp hay nhà nước với mục đích huy động vốn từ thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp. Trong đó, nhà phát hành trái phiếu (tức người đi vay) sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả cho trái chủ (tức nhà đầu tư – người cho vay) một khoản tiền tương ứng với mức lãi suất cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đáo hạn, nhà phát hành sẽ hoàn trả khoản vay ban đầu cho nhà đầu tư.
Như vậy, đơn vị phát hành trái phiếu sẽ tuân thủ nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm hiệu quả sử dụng vốn vay cũng như khả năng trả nợ cho nhà đầu tư khi đến hạn. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ phát hành trái phiếu để huy động vốn nhằm mở rộng quy mô hoạt động, kinh doanh hoặc cơ cấu các khoản nợ tài chính.
2. Đặc điểm trái phiếu
Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của trái phiếu mà nhà đầu tư cần phải nắm rõ:
2.1 Giá trái phiếu
Mệnh giá trái phiếu phát hành tại thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ là 100.000 VND và bội số của 100.000 VND. Riêng các trái phiếu phát hành tại thị trường quốc tế, thì mệnh giá sẽ tuân theo quy định của quốc gia nơi trái phiếu đó phát hành.
Tuy nhiên, giá giao dịch mua bán và chuyển nhượng trái phiếu thường sẽ cao hoặc thấp hơn so với mệnh giá trên. Thông thường, chỉ những ai đầu tư lâu năm, nhiều kinh nghiệm mới thường mua, bán trái phiếu và việc mua bán này sẽ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của nhà nước. Ngoài ra, một số ngân hàng còn mua lại trái phiếu từ các trái chủ trên thị trường.
2.2 Thời hạn của trái phiếu
Trái phiếu thuộc loại chứng khoán có thời hạn. Tùy vào loại trái phiếu và quy định của đơn vị phát hành mà kỳ hạn của trái phiếu có thể khác nhau từ ngắn hạn đến dài hạn. Việc quy định thời hạn và lãi suất sẽ mang đến cam kết trả nợ của đơn vị phát hành.
Thời hạn trái phiếu có thể từ 1 – 5 năm (trái phiếu ngắn hạn), từ 5 – 12 năm (trái phiếu trung hạn) và 12 – 30 năm (trái phiếu dài hạn).
Từ sau khi bạn sở hữu trái phiếu, bạn sẽ nhận được khoản lãi định kỳ tại mỗi kỳ hạn nhất định được quy định trên trái phiếu. Cho đến cuối kỳ, doanh nghiệp sẽ thu hồi trái phiếu và hoàn trả vốn gốc và tiền lãi tính theo lãi suất cho trái chủ. Đồng thời, trong quá trình bạn nắm giữ trái phiếu, bạn chỉ được chuyển nhượng khi trái phiếu vẫn còn hạn.
Nhìn chung, trái phiếu có thể mang lại cho nhà đầu tư – trái chủ một khoản thu nhập cố định và không bị ảnh hưởng hay tác động bởi tình hình hoạt động, kinh doanh của đơn vị phát hành.
2.3 Lợi tức trái phiếu
Lợi tức được hiểu là số tiền lãi mà bạn sẽ được nhận theo mỗi kỳ hạn (theo tháng hoặc theo quý). Phần lợi tức, thời hạn và kỳ hạn nhận lãi đều sẽ được quy định rõ ràng bởi tổ chức phát hành.
Một số doanh nghiệp có thể quy định mức lãi suất thả nổi hoặc cố định tùy theo nội dung phát hành. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể xác định được số tiền mình sẽ nhận được trong kỳ hạn. Thông thường, lãi suất được tính theo năm, nhưng khi trả lãi, nhà đầu tư có thể nhận lãi định kỳ 3, 6 hoặc 12 tháng 1 lần.
Bên cạnh lợi tức, lợi suất cũng là khía cạnh được nhà đầu tư quan tâm. Lợi suất trái phiếu là tỷ lệ lợi nhuận mà trái chủ có thể nhận được theo mệnh giá trái phiếu. Trong đó, lợi suất được chia làm 2 loại là lợi suất thực và lợi suất yêu cầu. Lợi suất thực là thu nhập hàng năm của trái phiếu chia cho giá thị trường, còn lợi suất yêu cầu là một số thu nhập khác được đơn vị phát hành cung cấp để thu hút nhà đầu tư tham gia.
2.4 Thị trường trái phiếu
Dưới đây là 4 thị trường trái phiếu tại Việt Nam mà nhà đầu tư cần biết:
- Thị trường trái phiếu chính phủ: Kênh huy động vốn cho ngân hàng nhà nước.
- Thị trường trái phiếu chính phủ bảo lãnh: Kênh huy động vốn của những đối tượng được bảo lãnh chính phủ: tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, ngân hàng chính sách…
- Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương: Kênh huy động vốn cho chính quyền địa phương để đầu tư cho dự án, chương trình địa phương…
- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Kênh huy động vốn cho doanh nghiệp để phát triển, mở rộng kinh doanh.
3. Các loại trái phiếu hiện nay
Dưới đây là cách phân loại trái phiếu mà bạn có thể tham khảo:
3.1 Dựa theo người phát hành
Gồm 3 loại:
- Trái phiếu Chính phủ: Đây là trái phiếu ít rủi ro nhất, do Bộ Tài Chính đại diện phát hành với mục đích huy động vốn nhàn rỗi của công chúng.
- Trái phiếu doanh nghiệp: Được phát hành bởi các công ty cổ phần, công ty TNHH… để huy động vốn từ thị trường tập trung.
- Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính: Được phát hành để tăng vốn phục vụ cho hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tài chính.
3.2 Dựa theo hình thức trái phiếu
Gồm 2 loại:
- Trái phiếu vô danh: Loại trái phiếu không có tên người sở hữu nhưng người mua vẫn có quyền lợi như trái chủ và việc trao đổi mua bán trên thị trường cũng đơn giản, dễ thực hiện.
- Trái phiếu ghi danh: Loại trái phiếu cho tên trái chủ và được ghi vào sổ sách của đơn vị phát hành.
3.3 Dựa theo tính chất trái phiếu
Gồm 3 loại:
- Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu (Warrant-linked Bonds): Trái chủ được phát hành thêm một phiếu đi kèm, phiếu này cấp quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp với số lượng nhất định.
- Trái phiếu có thể mua lại (Callable Bond): Cho phép nhà đầu tư mua loại một hoặc toàn bộ trái phiếu dù chưa đến ngày đáo hạn.
- Trái phiếu chuyển đổi: Được phát hành bởi công ty cổ phần và cho phép người mua chuyển sang cổ phiếu của công ty.
3.4 Dựa theo lợi tức trái phiếu
Gồm 3 loại:
- Trái phiếu có lãi suất cố định: Mức lãi suất được quy định trực tiếp trên trái phiếu. Khi đó: Lợi tức = Mệnh giá x Lãi suất.
- Trái phiếu có lãi suất biến đổi hay còn gọi lãi suất thả nổi: Loại trái phiếu không có lãi suất cố định mà thay đổi theo sự biến động của thị trường. Lợi tức = Mệnh giá x Lãi suất tham chiếu với lãi trên thị trường.
- Trái phiếu có lãi suất bằng không: Trái chủ được mua trái phiếu với vốn thấp hơn so với mệnh giá và khi đáo hạn, số tiền trái chủ nhận được sẽ bằng với mệnh giá trái phiếu. Như vậy, Lợi tức = Mệnh giá gốc – Mệnh giá lúc mua.
3.5 Dựa theo mức độ đảm bảo thanh toán
Gồm 2 loại:
- Trái phiếu đảm bảo: Trái phiếu được phát hành kèm theo một loại tài sản để hạn chế rủi ro khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán.
- Trái phiếu không có đảm bảo: Trái phiếu không có tài sản đảm bảo và chỉ dựa vào uy tín của doanh nghiệp, tổ chức phát hành.
Bên trên là những kiến thức cơ bản về trái phiếu. Nhìn chung, bất cứ khoản đầu tư nào cũng sẽ có rủi ro, nhưng trái phiếu là một trong những chứng khoán có rủi ro tương đối thấp, nhất là trái phiếu chính phủ. Vì vậy, nếu đang có một khoản tiền nhàn rỗi, đừng quên tìm hiểu về loại hình đầu tư này nhé!
Thông tin liên hệ:
UEZ Markets Việt Nam
1040 Quang Trung, Phường 8, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Website: https://uezmarket.io/
Fanpage: https://www.facebook.com/uezmarket.io
- Lãi Suất Kép Là Gì? Công Thức Tính Lãi Kép Chuẩn Nhất - 14 Tháng ba, 2023
- Tháp Tài Sản Là Gì? Kinh Nghiệm Quản Trị Tài Chính Thành Công - 14 Tháng ba, 2023
- Đầu Tư Lướt Sóng Là Gì? Các Rủi Ro Mà Nhà Đầu Tư Gặp Phải - 14 Tháng ba, 2023