Kinh Nghiệm Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân Tối Ưu Chi Phí

Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân

Lập kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp bạn xác định được những mục tiêu tài chính và cách để có thể đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên, đối với những bạn trẻ mới bắt đầu làm quen với lĩnh vực này thường sẽ cảm thấy khá bỡ ngỡ. Thấu hiểu điều đó, trong bài viết này, UEZ Markets sẽ chia sẻ kinh nghiệm lập kế hoạch tài chính cá nhân tối ưu chi phí một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Mời bạn cùng đón đọc!

1. Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

Kế hoạch tài chính cá nhân là một bản kế hoạch trình bày các dòng tiền của một cá nhân, bao gồm: thu nhập, chi tiêu, tích lũy và đầu tư. Bạn có thể lập kế hoạch tài chính cá nhân dựa trên hai cách, 1 là dựa vào hoạt động tài chính hiện tại, 2 là gắn liền kế hoạch tài chính cá nhân với những mục tiêu trong tương lai như: thu nhập, chi tiêu, thuế, các khoản tích lũy, tiết kiệm hoặc khoản đầu tư vào bản thân.

Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân

Thông qua việc lập kế hoạch tài chính cá nhân, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng nhất về tình hình tài chính của bản thân và những mục tiêu tài chính trong tương lai. Từ đó, bạn có thể tạo ra nguồn ngân sách cho bản thân và phân bổ nó một cách hợp lý để tiết kiệm và đầu tư hiệu quả nhất. 

2. Lợi ích của lập kế hoạch tài chính cá nhân

Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia tài chính đều khuyên mỗi người cần phải lập kế hoạch tài chính cá nhân. Điều này xuất phát từ những lợi ích mà việc lập kế hoạch mang lại, cụ thể là:

  • Giúp bạn quản lý chi tiêu một cách hiệu quả. Thông qua quá trình quản lý, bạn cũng có thể giám sát được mình đã sử dụng các dòng tiền như thế nào.
  • Giúp bạn nhận biết mình đã chi tiêu không hợp lý như thế nào, lỗ hổng trong việc sử dụng tiền ở đâu. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và trừ đi các khoản chi tiêu không cần thiết, không hợp lý.
  • Một kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả và chi tiết sẽ giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong tương lai, đồng thời thiết lập được mục tiêu tài chính rõ ràng và biết cách đạt được mục tiêu đó một cách nhanh chóng.
  • Nắm vững nguồn kinh tế, từ đó xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc cho bản thân và gia đình. Hơn cả thế, bạn còn có thể giúp ích cho xã hội và mọi người xung quanh nếu có một tiềm lực kinh tế vững mạnh.
  • Giảm tải những áp lực về những chi tiêu trong cuộc sống hằng ngày và không bị động trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
  • Đạt được những mục tiêu tiết kiệm một cách dễ dàng, từ đó chủ động trước những cơ hội đầu tư tài chính và tăng khả năng sinh lợi trong tương lai. 
Đọc thêm:   Bí Quyết Phân Tích Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp

3. Hướng dẫn các bước lập kế hoạch đầu tư tài chính cá nhân hiệu quả

Để lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả, bạn có thể tham khảo 6 bước cơ bản như sau:

Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân

Bước 1: Đánh giá tổng quan tình hình tài chính của bản thân

Việc bạn cần làm đầu tiên khi muốn lập một kế hoạch tài chính cá nhân hoàn chỉnh chính là đánh giá sơ lược về tình trạng tài chính của bản thân. 

Hãy xem xét nguồn thu nhập chính, nguồn thu ngoài theo một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 tháng). Từ đó, bạn có thể nắm được tổng số thu nhập trong mỗi tháng và đến với các bước sau để quản lý chi tiêu cũng như phân bổ dòng tiền vào các danh mục phù hợp nhất.

Bước 2: Xác định các khoản chi tiêu

Mỗi người sẽ có một khoản chi tiêu khác nhau, đôi khi những khoản này không cố định và tùy thuộc vào nguồn thu nhập của mỗi cá nhân. Vì lẽ đó, bạn cần phân loại ra các loại chi tiêu cho nhu cầu cần thiết và các loại chi tiêu cho nhu cầu không cần thiết. 

Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân

Thông thường, mỗi người sẽ có 3 nhóm chi tiêu chính, bao gồm:

  • Khoản chi tiêu 1: Khoản chi tiêu cố định (phải có) trong từng tháng.
  • Khoản chi tiêu 2: Khoản chi tiêu dành cho việc đầu tư và tiết kiệm cho tương lai.
  • Khoản chi tiêu 3: Khoản chi tiêu tự do.
Đọc thêm:   Môi Giới Chứng Khoán Là Gì? Chứng Chỉ Hành Nghề Chứng Khoán

Sau khi phân chi tiêu thành các nhóm, bạn sẽ tiếp tục đến với bước 3.

Bước 3: Phân bổ chi phí hợp lý

Dựa trên tình hình thu nhập hiện tại của bản thân, bạn cần phải phân chia tiền mình vào các khoản chi tiêu một cách hợp lý. Tốt nhất là hãy lên kế hoạch chi tiêu với các đầu mục rõ ràng, chi tiết và tối ưu nhất thay vì chỉ tính hoặc ước lượng chung chung có thể khiến bản kế hoạch không được chính xác.

Khi tính toán các khoản chi cần thiết, bạn nên căn cứ vào tình hình thu nhập thực tế trong thời điểm hiện tại. Khoản tiết kiệm đầu tư nên chiếm 15 – 20% tổng thu nhập, những khoản chi tiêu tự do có thể từ 20 – 30% tùy vào sở thích, thói quen, nhu cầu của mỗi người.

Bước 4: Tính toán khoản chênh lệch 

Sau bước 3, tức là bạn đã phân chia tiền vào các nhóm chi tiêu dựa trên thu nhập thực tế, bạn hãy tính toán lại những khoản dự kiến sẽ chi và tình hình chi trên thực tế. 

Sau khi xác định mức chênh lệch và cảm thấy chênh lệch quá lớn, bạn nên cân đối lại dòng tiền phân bổ vào mỗi nhóm chi. Sau đó, hãy xem xét và giảm bớt các mục không cần thiết để bạn có thể đạt được mục tiêu quản lý tài chính theo nguyện vọng đã đề ra ban đầu.

Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân

Đặc biệt, nếu có thể hạn chế được khoản chi tiêu tùy ý bao nhiêu thì hãy hạn chế bấy nhiêu. Bạn có thể sử dụng các phương pháp thay thế ít tốn kém hơn để  vừa đảm bảo mức sống theo nhu cầu, vừa đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình. 

Bước 5: Tiết kiệm và đầu tư

Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, bạn nên giữ khoản tiền tiết kiệm ở mức 20% trên tổng thu nhập. Với những ai có nguồn thu nhập cao hơn, bạn có thể mở rộng khoản tiền tiết kiệm và đầu tư lên 30% để nhanh chóng tích lũy được số tiền lớn. Ngoài ra, đây cũng chính là số tiền dự phòng để đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính đã đề ra trong tương lai.

Đối với khoản tiền tiết kiệm, dự trữ, bạn không nhất thiết phải gửi ngân hàng mà hãy mang đi đầu tư sinh lợi. Nếu bạn lo lắng về rủi ro, bạn có thể chọn những kênh đầu tư an toàn nhất với số tiền đầu tư chiếm từ 5 – 10% trong số tiền dự trữ.

Đọc thêm:   Quản Lý Danh Mục Đầu Tư Là Gì? Kinh Nghiệm Tối Ưu Lợi Nhuận

Bước 6: Tuân thủ các nguyên tắc và thay đổi linh hoạt theo hoàn cảnh

Để đạt được mục tiêu tài chính đã đặt ra trong kế hoạch đầu tư tài chính cá nhân, điều quan trọng là bạn phải đặt ra các nguyên tắc và tuân thủ một cách nghiêm túc. Chớ nên vội vàng, hấp tấp, vì điều này có thể khiến kế hoạch của bạn “hỏng bét” đấy!

Hãy học cách kiểm soát chi tiêu hợp lý, giảm thiểu các nhu cầu không cần thiết và tuân thủ theo những phân bổ đã đưa ra trong kế hoạch. Khi tuân thủ nguyên tắc, bạn mới tránh được cám dỗ của chi tiêu và hạn chế tối đa khả năng vỡ kế hoạch. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể linh hoạt điều chỉnh theo thời gian nếu như diễn ra những biến động không như mong muốn.

Bên trên là các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân  hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hãy bắt đầu con đường quản lý tài chính của mình ngay từ bây giờ để nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính mà bạn hướng đến nhé!

Thông tin liên hệ:

UEZ Markets Việt Nam

1040 Quang Trung, Phường 8, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Websitehttps://uezmarket.io/

Fanpagehttps://www.facebook.com/uezmarket.io

Robert Phạm Vinh
Theo dõi tôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *