Đầu Tư Trái Phiếu Là Gì? So Sánh Trái Phiếu Và Cổ Phiếu

Đầu Tư Trái Phiếu

Cùng với cổ phiếu, trái phiếu cũng là hình thức đầu tư sinh lời được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mới gia nhập lựa chọn trên thị trường chứng khoán hiện nay. Dù vậy nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ về loại hình đầu tư trái phiếu và những quy định hiện hành của nó. Do đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu và làm rõ những điểm khác biệt giữa đầu tư cổ phiếu và đầu trái phiếu. Cùng UEZ Markets tìm hiểu nhé!

1. Đầu tư trái phiếu là gì?

Dưới đây là những kiến thức nền tảng về đầu tư trái phiếu mà nhà đầu tư cần nắm để thực hiện đầu tư an toàn cũng như đảm bảo về các quyền lợi của mình: 

1.1 Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một loại chứng khoán xác định nghĩa vụ nợ giữa đơn vị phát hành (doanh nghiệp/chính phủ – người đi vay) đối với người nắm giữ trái phiếu (nhà đầu tư – người cho vay). Trong đó, nhà phát hành sẽ phải trả cho các nhà đầu tư một khoản tiền lãi cố định trong thời gian xác định và không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của các đơn vị đó.  

Đầu Tư Trái Phiếu

Trái phiếu là gì?

1.2 Đặc trưng của trái phiếu

Một số đặc trưng chính của trái phiếu:

  • Nguồn thu nhập của trái phiếu đến từ lợi tức. Đây chính là khoản tiền lãi cố định mà nhà đầu tư nhận được theo định kỳ và không bị phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
  • Trái phiếu là chứng khoán nợ. Do đó, nếu nhà phát hành có phá sản/giải thể thì phải có nghĩa vụ thực hiện thanh toán trước cho các nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu, tiếp đó mới đến các cổ đông công ty. 
  • Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp buộc phải hoàn trả đủ khoản vay sau khi đáo hạn của hợp đồng vay. 
Đọc thêm:   Kinh Nghiệm Đầu Tư Quỹ Mở Thế Nào Hiệu Quả Và Sinh Lời

2. Các loại đầu tư trái phiếu phổ biến

Dựa theo những đặc điểm khác nhau mà người ta phân trái phiếu thành mỗi loại tương ứng và phổ biến trong số đó là cách phân loại trái phiếu dựa theo chủ để phát hành, cụ thể:

  • Trái phiếu ngân hàng: Gồm các tổ chức tài chính, ngân hàng thực hiện hoạt động phát hành trái phiếu nhằm gia tăng nguồn vốn duy trì hoạt động doanh nghiệp. 
  • Trái phiếu chính phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu để giải quyết nhu cầu chi tiêu. Bên cạnh đó, việc phát hành còn nhằm mục đích huy động lượng tiền nhàn rỗi của người dân và các tổ chức kinh tế, xã hội vào ngân sách nhà nước hoặc các chương trình nằm trong phạm vi đầu tư của chính phủ. Loại trái phiếu này được đánh giá là có độ uy tín cao và ít rủi ro nhất thị trường. 
  • Trái phiếu doanh nghiệp: Là loại trái phiếu được doanh nghiệp/tổ chức phát hành nhằm huy động nguồn vốn để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp dành cho các nhà đầu tư tham gia.
Đầu Tư Trái Phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp là một trong số loại trái phiếu phổ biến

Ngoài cách phân loại trên, trái phiếu còn được phân theo nhiều dạng khác nhau như dựa theo lợi tức, mức độ bảo đảm thanh toán, tính chất trái phiếu,…Trong đó cụ thể:

  • Dựa theo lợi tức: Đối với loại trái phiếu sẽ bao gồm 3 loại trái phiếu lãi suất cố định, trái phiếu lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi) và trái phiếu lãi suất bằng không. 
  • Dựa theo hình thức trái phiếu: Bao gồm 2 loại là trái vô danh và trái phiếu ghi danh. 
  • Dựa theo tính chất trái phiếu: Bao gồm 3 loại là trái phiếu mua lại, trái phiếu có quyền mua cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi. 
  • Dựa theo mức độ bảo đảm thanh toán: Gồm 2 loại trái phiếu bảo đảm và trái phiếu không bảo đảm. 
Đọc thêm:   Tự Do Tài Chính Là Gì? 7 Cấp Độ Của Tự Do Tài Chính

3. Nên đầu tư trái phiếu hay cổ phiếu?

Trước khi quyết định tham gia vào thị trường đầu tư nào thì nhà đầu tư cần phải hiểu rõ về bản chất, lợi ích và rủi ro mà hình thức đó mang lại. Đối với đầu tư cổ phiếu và đầu tư trái phiếu cũng vậy, cụ thể: 

3.1 So sánh cổ phiếu và trái phiếu

Có 2 hình thức đầu tư phổ biến trên thị trường chứng khoán hiện nay là đầu tư trái phiếu và trái phiếu. Giữa 2 loại hình đầu tư này đều mang lại lợi tức cho các nhà đầu tư, tuy nhiên, vẫn có những điểm khác biệt về cách thức hoạt động. Cụ thể:

Đặc điểmTrái phiếu Cổ phiếu
Bản chất Thuộc loại chứng khoán nợ và ghi nhận nợ của đơn vị phát hành. Đồng thời, có quyền sở hữu một phần vốn vay của trái chủ.Thuộc loại chứng khoán xác nhận về quyền được sở hữu cổ phần vốn điều lệ doanh nghiệp.
Chủ thể phát hànhNgân hàng, chính phủ hoặc doanh nghiệpCông ty cổ phần
Tư cách chủ sở hữuChủ nợCổ đông
Quyền lợi của chủ sở hữuNgười nắm giữ trái phiếu (trái chủ) sẽ nhận khoản trả lãi suất cố định vào thời gian xác định.Không có quyền tham gia vào các hoạt động của đơn vị phát hành trái phiếu.Người nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp sẽ trở thành cổ đông và nhận quyền lợi tùy thuộc vào loại hình cổ phần đang giữ. Cổ đông sẽ nhận cổ tức phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Được tham gia quản lý và điều hành các hoạt động doanh nghiệp. 
Thời gian đáo hạnThời gian xác định được ghi trong trái phiếuKhông có thời gian đáo hạn xác định cụ thể
Lợi nhuậnRủi ro thấp do nhà phát hành có nghĩa vụ trả gốc lẫn lãi theo định kỳ. Trường hợp doanh nghiệp giải thể thì trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước. Do đó, lợi nhuận thường thấp hơn cổ phiếu.Rủi ro cao do giá trị cổ tức theo đổi dựa trên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.Doanh nghiệp có lãi thì cổ đông được chia lợi tức và ngược lại.
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp bị giải thểƯu tiên thanh toán trái phiếu trước cổ phiếu.Không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.Khoản vốn góp của cổ đông được trả sau khi doanh nghiệp thanh toán xong các khoản nợ khác.Chịu trách nhiệm về khoản nợ doanh nghiệp tương ứng với số vốn góp vào. 

3.3 Đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu?

Như đã đề cập thì đầu tư trái phiếu sẽ mang lại cho các trái chủ khoản lợi tức cố định theo định kỳ và thu hồi vốn vay khi đến thời gian đáo hạn. Do đó, hình thức đầu tư này được đánh giá là an toàn, lợi nhuận đều đặn và ít rủi ro hơn so với đầu cổ phiếu. 

Đọc thêm:   Kế hoạch tài chính là gì? Vai trò của lập kế hoạch tài chính

Tuy nhiên, mức nhuận mà các nhà đầu tư nhận được sẽ không quá cao, dù cho doanh nghiệp có đang phát triển tốt thì vẫn chỉ hưởng đúng số tiền tương ứng với lãi suất thỏa thuận lúc đầu. 

Đầu Tư Trái Phiếu

Đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu thì thích hợp?

Ngược lại, đối với cổ phiếu, nhà đầu tư sở hữu sẽ nắm giữ một phần của doanh nghiệp. Do đó, nếu hoạt động kinh doanh phát triển tốt và có lợi nhuận thì giá trị cổ phiếu sẽ gia tăng. Điều này đồng nghĩa rằng khoản lợi nhuận mà họ nhận được cũng sẽ cao hơn và không có hạn mức quy định so với đầu tư vào trái phiếu.

Thế nhưng, trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, giá trị cổ phiếu sẽ suy giảm và nhà đầu tư sẽ là những người cùng chia sẻ khoản lỗ với chủ doanh nghiệp. Vì thế mà đầu tư vào cổ phiếu được đánh giá là hình thức đầu tư mạo hiểm, lợi nhuận hấp dẫn nhưng chứa nhiều rủi ro hơn trái phiếu.

Tóm lại, giữa cổ phiếu và trái phiếu nên đầu tư vào hình thức nào thì câu trả lời phù hợp nhất chính là tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính, thời gian thu hồi vốn cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi nhà đầu tư. 

Nếu là nhà đầu tư mới, thích sự an toàn thì kênh đầu tư trái phiếu là sự lựa chọn phù hợp. Còn nếu là nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, ưa thích sự mạo hiểm thì cổ phiếu sẽ là kênh đầu tư thích hợp với cơ hội có được khoản lợi nhuận hấp dẫn.  

Trên đây là những thông tin về đầu tư trái phiếu cũng như so sánh những điểm khác nhau giữa trái phiếu và cổ phiếu. Hy vọng các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về đầu tư trái phiếu và chọn lựa cho mình hình thức đầu tư phù hợp và đúng với nhu cầu của mình. Chúc bạn đầu tư thành công! 

Thông tin liên hệ:

UEZ Markets Việt Nam

1040 Quang Trung, Phường 8, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Websitehttps://uezmarket.io/

Fanpagehttps://www.facebook.com/uezmarket.io

Robert Phạm Vinh
Theo dõi tôi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *