Tháp Tài Sản Là Gì? Kinh Nghiệm Quản Trị Tài Chính Thành Công

Tháp Tài Sản Là Gì

Bất kỳ ai cũng có thể xây dựng tháp tài sản để đặt nền móng tài chính vững chắc ngay từ bây giờ. Vậy, tháp tài sản là gì? Hãy cùng UEZ Markets tìm hiểu về tháp tài sản và kinh nghiệm quản trị tài chính thành công được chia sẻ qua bài viết dưới đây!

1. Tháp tài sản là gì? Các loại tài sản cơ bản trong tháp tài sản

Tháp tài sản (hay tháp tài chính) là mô hình phân bổ các loại tài sản của bạn vào từng khối khác nhau của kim tự tháp. Trong đó, mỗi tầng của kim tự tháp sẽ tương ứng với một loại tài sản và đảm nhận cho một vai trò khác nhau trong cuộc sống của bạn. Tương tự với kim tự tháp, các tầng của tháp tài sản sẽ xếp chồng lên nhau và tạo nên một nền tảng tài chính vững chắc theo thời gian. 

Tháp Tài Sản Là Gì

Mức độ nguy hiểm sẽ tăng lên và thời gian tích lũy cũng giảm xuống theo chiều từ dưới lên của kim tự tháp. Ở tầng cuối cùng – nơi được xem như nền móng của kim tự tháp, sẽ là nơi chứa các tài sản an toàn nhất để đảm bảo cho mức sống cơ bản của bạn. Càng lên cao, độ an toàn càng giảm và thường các tầng này sẽ dành cho những khoản đầu tư mạo hiểm phục vụ cho mục đích gia tăng tài sản một cách nhanh chóng trong tương lai. 

Thường thì người ta sẽ chia tháp tài sản làm 3 tầng, gồm tầng tài sản phòng vệ, tầng của tài sản tích lũy và tầng thuộc về tài sản đầu cơ. Tuy nhiên, trên thực tế thì các chuyên gia sẽ chia tháp tài sản làm 5 lớp, cụ thể là: 

Tài sản vô hình

Tài sản vô hình sẽ được chia vào tầng cuối cùng của tháp tài sản. Tài sản vô hình là những tài sản không nhìn thấy được, nhưng bạn có thể chuyển đổi chứng thành tài sản hữu hình như: mối quan hệ, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng…

Tài sản vô hình là tài sản quan trọng và có tính chất bền vững nhất của một người. Tài sản vô hình càng lớn thì cơ hội tạo nên tài sản hữu hình sẽ càng cao. 

Tài sản bảo vệ

Tài sản bảo vệ là những tài sản giúp bạn luôn yên tâm và đề phòng cho các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Bởi lẽ, chúng ta không thể biết được chuyện gì sẽ xảy ra ngày mai, cũng chẳng ai có thể chắc được rằng mình sẽ luôn mạnh khỏe để liên tục kiếm tiền. 

Đọc thêm:   Các kênh đầu tư tiền ảo phổ biến nhất hiện nay

Vì thế, một khoản tiền dự phòng sẽ giúp bạn tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Những tài sản này thường sẽ có tính thanh khoản cao và giá trị ổn định để dễ dàng sử dụng trong tình huống cấp bách. Tài sản bảo vệ sẽ là: vàng, các khoản tiết kiệm, bất động sản, bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ dự phòng…

Tài sản tạo thu nhập

Tài sản tạo thu nhập là những tài sản có thể mang đến khoản thu đều đặn theo định kỳ cho bạn. Tài sản thu nhập có thể là tiền lương, chứng chỉ quỹ, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, các khoản tiết kiệm ngắn hạn…

Tài sản tăng trưởng

Tài sản tăng trưởng là tài sản có khả năng mang đến khoản lợi nhuận cao cho bạn. Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội gia tăng nguồn vốn là những rủi ro thua lỗ, mất tiền khá lớn. Vì thế, bạn cần phải sử dụng tài sản này một cách cẩn thận.

Tài sản tăng trưởng có thể là chứng khoán, cổ phiếu, bất động sản, chứng chỉ quỹ…

Tháp Tài Sản Là Gì

Tài sản mạo hiểm

Tài sản mạo hiểm được chia vào tầng cao nhất (đỉnh tháp) của một tháp tài sản. Tài sản này thường có khả năng tạo nên mức lợi nhuận cao gấp 5 – 10 lần so với khoản vốn bạn có. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những rủi ro cực lớn. Tài sản mạo hiểm có thể là tiền điện tử, bất động sản nghỉ dưỡng hay cổ phiếu, chứng khoán phái sinh…

Tuy nhiên, bạn có thể có hoặc không danh mục tài sản này. Thông thường, chúng ta chỉ có thể xây dựng được tầng tài sản mạo hiểm khi đã có nền tảng tài chính vững chắc ở bên dưới. 

2. Tháp tài sản dùng để làm gì?

Tháp tài sản được chia thành các tầng từ dưới lên cao với độ rộng và diện tích khác nhau. Theo đó, diện tích của mỗi tầng sẽ đại diện cho sự ưu tiên cũng như tỷ trọng của mỗi loại tài sản trong tổng số tài sản bạn đang sở hữu. Thông qua việc xây dựng tháp tài sản, bạn có thể quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả và đặt ra được những kế hoạch, mục tiêu tài chính hợp lý trong tương lai. 

Để thành công và đạt được mục tiêu tài chính đã đề ra, bạn cần phải có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Kỹ năng này giúp bạn đặt ra các khoản chi tiêu hợp lý và cân bằng nó với đầu tư để có cho mình nền móng tài chính vững chắc, đồng thời tạo nên khoản tiền dự phòng để giải quyết các vấn đề đột xuất có thể xảy ra. 

Đọc thêm:   5+ Kinh nghiệm đầu tư tiền ảo dành cho nhà đầu tư

Nếu bạn kiếm được rất nhiều tiền nhưng lại không biết cách sắp xếp chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư hợp lý, khiến cho tình trạng thiếu hụt tiền luôn diễn ra, thì bạn có thể sử dụng tháp tài sản để phân chia thu nhập vào từng danh mục một cách tối ưu. 

3. Ưu và nhược điểm của tháp tài sản?

Bạn cần nắm rõ các ưu – nhược điểm của tháp tài sản trước khi áp dụng loại hình này:

Ưu điểm 

Tháp tài chính giúp bạn phân chia tài sản và có cho mình lộ trình tài chính vững vàng. Thông qua đó, bạn có thể phân bổ nguồn lực của mình vào từng mục một cách hợp lý nhất.

Tháp tài chính cũng là công cụ nhắc nhở bạn tập trung thời gian để tạo nên các loại tài sản ở tầng dưới trước. Khi đã có những tầng nền móng vững chắc, bạn mới bắt đầu tiến lên những tầng cao hơn. Bởi vì nếu bạn vẫn chưa chuẩn bị cho tầng móng một cách bài bản mà đã vội tiến đến phần đỉnh, bạn có thể đối diện với nhiều rủi ro, thậm chí là “mất trắng” và rơi vào tình trạng khó khăn. 

Tháp Tài Sản Là Gì

Sử dụng tháp tài sản giúp bạn phân chia rõ ràng hơn giữa việc tiết kiệm với đầu tư. Bạn chỉ cần đi theo lộ trình phát triển của tháp tài sản, thay vì mất thời gian cho việc lựa chọn tiết kiệm hay đầu tư. Sau khi tiềm lực tài chính của bạn ngày càng tăng cao, bạn đã có thể nghĩ đến việc gia tăng số tiền đang có bằng các hình thức đầu tư sinh lợi tiềm năng. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, tháp tài sản vẫn còn tồn tại một nhược điểm chính đó là nó không quy định cụ thể hạn mức cho từng tầng của tháp. Vì thế, bạn khó có thể xác định được như thế nào thì các tầng nền móng mới gọi là ổn định để tiến lên bồi đắp cho các tầng tiếp theo.

Như vậy, để sử dụng tháp tài chính hiệu quả, bạn cần phải tự cân bằng các khoản mục tài sản và có các bước đi vững chắc. Bởi lẽ, việc xác định sai có thể khiến các tầng móng không vững và gây nên hậu quả không đáng có trong tương lai.  

Bên cạnh đó, để quản trị tài chính thành công với tháp tài sản, bạn buộc phải kiên nhẫn đi qua một quá trình lâu dài và tuân thủ các nguyên tắc. Nếu như ban đầu bạn đã chọn sai phương pháp, mục tiêu và kế hoạch, thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để xây dựng và phân bổ lại đấy. 

4. Kinh nghiệm xây dựng tháp tài sản bền vững

Thế hệ trẻ ngày càng năng động và tự chủ hơn trên con đường độc lập tài chính của mình. Đến nay, không ít bạn trẻ đã tự kiếm ra số tiền không hề nhỏ dù vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, song song với đó, bạn cũng cần phải học cách quản lý tài chính cá nhân để tích lũy và đầu tư trong tương lai. Và mô hình tháp tài sản sẽ là một phương pháp đơn giản để bạn có thể áp dụng trong quản trị tài chính cá nhân. 

Đọc thêm:   5+ Kinh nghiệm đầu tư tiền ảo dành cho nhà đầu tư
Tháp Tài Sản Là Gì

Để xây dựng tháp tài sản, bạn cần tuân thủ 2 nguyên tắc “xương máu” sau: 

Xây dựng tháp vững chắc từ dưới lên

Tương tự như xây nhà, nền móng càng vững chắc thì ngôi nhà càng kiên cố đứng vững trước bão giông. Vì thế, bạn cần tập trung xây dựng tháp tài sản theo lộ trình từ dưới lên cao. Chớ nên hấp tấp, vội vã tiến lên các tầng tháp mới trong khi tầng dưới vẫn còn dang dở. 

Đáy tháp càng rộng thì càng tốt

Như đã đề cập ở trên, đáy tháp là lớp dành cho tài sản vô hình. Tài sản vô hình là loại tài sản quan trọng nhất, nó bao gồm các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nền tảng giúp bạn có thể tạo nên tài sản hữu hình trong tương lai. Tích lũy càng nhiều tài sản vô hình, bạn càng nhân lên cơ hội tạo tài sản vô hình và xây dựng được tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Đồng thời, tài sản vô hình còn giúp bạn tự tin đối diện với những rủi ro và tình huống xấu nhất có thể xảy ra sau này. 

Như vậy, bài viết trên đã lý giải tháp tài sản là gì và cung cấp một số kinh nghiệm quản trị tài chính thành công với tháp tài sản. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn có cho mình cái nhìn tổng quan nhất về phương pháp quản trị tài chính cá nhân này. 

Robert Phạm Vinh
Theo dõi tôi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *